Chính trị Đan_Mạch

Bài chi tiết: Chính trị Đan Mạch
Nữ vương Margrethe II
Thủ tướng Mette Frederiksen
Nữ vương và thủ tướng Đan Mạch

Luật căn bản - cũng gọi là luật hiến pháp - của Vương quốc Đan Mạch (Danmarks Riges Grundlov) được vua Frederik VII ký ban hành ngày 5 tháng 6 năm 1849. Luật này chuyển quốc gia Đan Mạch từ một vương quốc do một người cai trị (enevælde) sang một quốc gia theo chính thể quân chủ lập hiến với chế độ tam quyền phân lập. Quyền lập pháp ở trong tay quốc hội (Folketinget), quyền hành pháp do chính phủ đảm nhiệm và quyền tư pháp độc lập.

Người đứng đầu quốc gia (chỉ đóng vai trò tượng trưng) là vua hoặc nữ hoàng. Hiện nay đứng đầu vương quốc là Nữ hoàng Margrethe II.

Luật căn bản này đã trải qua 3 đợt tu chính: lần thứ nhất vào năm 1866, lần thứ hai vào năm 1915 (cho phép các phụ nữ được quyền ứng và bầu cử) và lần thứ ba vào năm 1953.

Chế độ quân chủ lập hiến

Đan Mạch theo thể chế quân chủ lập hiến và hệ thống chính trị đa đảng, đứng đầu Nhà nước là Nữ hoàng. Nữ hoàng chỉ mang tính lễ nghi, không còn quyền lực chính trị. Quyền lực chính trị thuộc về cơ quan hành pháp (Chính phủ), đứng đầu là Thủ tướng.

Quyền lập pháp

Kể từ năm 1953, Quốc hội Đan Mạch bỏ việc phân chia Quốc hội thành Thượng việnHạ viện (do hai viện nay có quyền hạn như nhau nên rất khó để phân biệt) và theo chế độ một viện (unicameral) với 179 nghị sĩ (trong đó 2 ghế dành riêng cho đảo Greenland và 2 ghế dành cho quần đảo Faroe), được bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 4 năm.

Đặc điểm nổi bật của hệ thống chính trị ở Đan Mạch là nền dân chủ liên hiệp (collaborative democracy). Từ năm 1909, không có một đảng nào giành đa số tuyệt đối trong bầu cử; phần lớn là chính phủ thiểu số của một đảng hoặc chính phủ liên minh 2-3 đảng. Kể từ thập kỷ 1980, trong quốc hội luôn có đại diện của ít nhất là 7 đảng.

Quốc hội Đan Mạch (Folketinget) nắm quyền lập pháp, gồm 179 đại biểu và được bầu 4 năm một lần. Trong số 179 đại biểu quốc hội có hai đại diện của đảo Greenland và hai đại diện của quần đảo Faroe. Hiện nay - sau cuộc bầu cử trước thời hạn, ngày 23 tháng 11 năm 2007 - có tất cả tám đảng phái đại diện trong quốc hội và số đại biểu được chia như sau:

Các đảng khác không đạt được tỷ lệ 2% phiếu bầu của tổng số cử tri thì bị loại.

Quyền hành pháp

Đứng đầu là Thủ tướng, do Nữ hoàng Đan Mạch chỉ định (thường là lãnh đạo đảng chiếm đa số hoặc lãnh đạo của liên minh cầm quyền). Thủ tướng có quyền thành lập nội các và trình lên Nữ hoàng để xem xét chấp thuận.

Chính phủ hiện nay là chính phủ của Thủ tướng Helle Thorning-Schmidt.

Chính phủ nắm quyền hành pháp, hiện nay nội các do phe đa số nắm giữ, gồm đảng Tả chủ trương tự do kinh tế, đảng Dân tộc Đan Mạch, Đảng Dân tộc Bảo thủ và Đảng Tân Liên Minh, do chủ tịch đảng Tả là Anders Fogh Rasmussen giữ chức thủ tướng ( statsminister).

Quyền tư pháp

Quyền tư pháp hoàn toàn độc lập, do hệ thống các tòa án nắm giữ, đứng đầu là tòa án tối cao (højesteret), 2 tòa án quốc gia (landsret) miền đông và miền tây (tương đương tòa thượng thẩm) cùng các tòa án sơ thẩm cấp thành phố (byret) v.v.

Các đảng phái chính trị

- Đảng Tự do, thành lập năm 1870, do Thủ tướng Lars Løkke Rasmussen đứng đầu.

- Đảng Bảo thủ, do Bộ trưởng Tư pháp Lars Barfoed đứng đầu.

- Đảng Dân chủ xã hội, thành lập năm 1871, do bà Helle Thorning-Schmidt đứng đầu.

- Đảng Nhân dân Đan Mạch, thành lập năm 1995, do bà Pia Merete Kjærsgaard đứng đầu.

- Đảng Nhân dân Xã hội chủ nghĩa, thành lập năm 1916, do ông Villy Søvndal đứng đầu.

- Đảng Tự do xã hội, thành lập năm 1905, do bà Margrethe Vestager đứng đầu.

- Đảng Liên minh xanh – đỏ cánh tả, thành lập năm 1989, lãnh đạo tập thể.

- Đảng Liên minh Tự do cánh hữu, thành lập năm 2007, do ông Anders Samuelsen đứng đầu.

Các khu vực hành chính

Thủ đô Copenhagen của Đan Mạch.Một thị trấn truyền thống của Đan Mạch.

Trước đây Đan Mạch chia ra thành 13 amt (tương đương tỉnh hạt) và 270 kommune (tương đương thị trấn hay xã nông thôn). Theo cuộc cải cách cơ cấu hành chính 2007 ( strukturreformen 2007) thì kể từ 1 tháng 1 năm 2007, bãi bỏ các amt, thay vào đó là 5 vùng:

  • vùng Thủ đô (Region Hovedstaden)
  • vùng Sjælland (Region Sjælland)
  • vùng Nam Đan Mạch (Region Syddanmark)
  • vùng Trung bán đảo Jylland (Region Midtjylland)
  • vùng Bắc bán đảo Jylland (Region Nordjylland)

Số 270 kommune cũng được nhập chung lại còn 98 kommune.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đan_Mạch http://geography.about.com/library/cia/blcdenmark.... http://www.copcap.com/composite-665.htm http://denmark-travel.com/articles-about-denmark/2... http://www.gaisma.com/en/location/kobenhavn.html http://abcnews.go.com/2020/story?id=4086092&page=1 http://www.listofcountriesoftheworld.com/da-animal... http://www.citypopulation.de/Denmark.html http://ias.au.dk/taxation/the-danish-tax-system/ http://denmark.dk/en/lifestyle/food-drink/new-nord... http://www.denmark.dk/